Skip to content
Mới: Có ngay Tài Khoản Ngân Hàng miễn phí với Value Package. Sử dụng được với Apple Pay*.

Cách tìm việc làm khi là sinh viên ở Đức

Admin 2024-02-15

Contents

How to Find a Job as a Student in Germany

Trong khi phần lớn chúng ta đều muốn được tập trung hoàn toàn vào việc học tập thì nhiều sinh viên lại thấy cần phải làm một số công việc bán thời gian song song trong quá trình học đại học. Điều cốt yếu đối với sinh viên ở Đức là tìm được một công việc linh hoạt mà họ có thể cân bằng với việc học.

Bài viết này nói về những cách mà sinh viên có thể kiếm thêm tiền để trang trải học phí bằng cách tìm được việc làm phù hợp trong thời gian đang đi học.

 

   

Làm việc và học tập

Hãy lướt qua những lời khuyên thiết yếu của chúng tôi khi tìm công việc cho sinh viên ở Đức

Lý tưởng nhất là sinh viên sẽ có tất cả số tiền cần thiết để sống thoải mái và hoàn thành việc học mà không phải chịu bất kỳ áp lực nào. Nhưng không phải lúc nào điều kiện cũng cho phép và nhiều sinh viên gặp khó khăn về tài chính trong quá trình học. May mắn thay, các giải pháp luôn có sẵn và vừa học vừa làm cũng là một lựa chọn rất phổ biến.

Tuy nhiên, trước khi bạn ứng tuyển thông qua một quảng cáo việc làm hấp dẫn, có một số điều cần biết sẽ mang lại cho bạn cơ hội tốt nhất để tìm được công việc được trả lương cao và những kinh nghiệm quý giá. Sau đây là những lưu ý quan trọng của chúng tôi mà bạn cần ghi nhớ khi tìm việc làm tại trường đại học ở Đức

1. Sử dụng các trang web tìm kiếm việc làm phù hợp để mở rộng phạm vi tìm kiếm

Khi tìm kiếm việc làm, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn xem xét số lượng công việc tiềm năng tối đa. Và điều này đặc biệt đúng trong khi bạn còn là sinh viên.

Bảng thông báo của trường đại học là một điểm khởi đầu tốt, nhưng nó sẽ không được cập nhật nhanh như những bài đăng trực tuyến. Hãy truy cập các tài nguyên trực tuyến của trường bạn, nơi có tổng hợp càng nhiều cơ hội việc làm tại địa phương càng tốt.

Ngoài ra còn có các trang web chuyên biệt đăng các công việc bằng tiếng Anh, chẳng hạn như trông trẻ hoặc dạy kèm. Ở đây thì The Local là một nguồn tài nguyên tốt, nơi cung cấp các danh sách cập nhật trên khắp nước Đức.

2. Tạo CV mà nhà tuyển dụng sẽ không thể bỏ qua

Trước khi đăng ký các trang web việc làm, bạn nên dành vài giờ để soạn một bản lý lịch tốt nhất. Bạn sẽ phải chọn sử dụng tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Nếu viết mọi thứ bằng tiếng Đức, bạn có thể sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn từ nhà tuyển dụng, nhưng họ sẽ kỳ vọng rằng bạn nói được tiếng Đức trôi chảy. Nếu bạn vẫn chưa tự tin, hãy sử dụng tiếng Anh trong CV và nộp đơn xin những công việc phù hợp với sinh viên quốc tế.

CV nên bao gồm các thông tin ngắn gọn về kinh nghiệm làm việc có liên quan, thông tin cá nhân như tên đầy đủ và ngày sinh, thông tin học vấn và một phần có tên là Qualifikationen und Kenntnisse, nơi bạn có thể bổ sung một chút về sở thích và mối quan tâm của cá nhân mình. Luôn giữ cho mọi thứ ngắn gọn và cố gắng viết tối đa hai trang.

Người Đức cũng có xu hướng đưa Bewerbungsfoto (ảnh) vào CV. Bạn không bắt buộc phải đưa ảnh chân dung của mình vào CV, nhưng việc này có thể sẽ có ích. Hãy chọn một tấm ảnh mà bạn mặc bộ trang phục chuyên nghiệp, và cho những nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sẵn sàng để bắt đầu công việc ngay lập tức.

3. Nghĩ về làm việc tại trường đại học của bạn

Trong một số trường hợp, sinh viên quốc tế có thể làm việc trong trường đại học của họ. Đây có thể là một cách tốt để kiếm tiền, đồng thời tích lũy kinh nghiệm và ở gần thư viện - vì vậy có thể giảm tối thiểu sự phân tâm trong công việc.

Các bài đăng tuyển dụng sinh viên có xu hướng được quảng cáo trên bảng thông báo của khoa và có thể có tại Văn phòng Quốc tế, vì vậy bạn có thể hỏi bất cứ lúc nào. Chúng có thể bao gồm các vị trí nghiên cứu và giảng dạy, hỗ trợ phòng thí nghiệm hoặc các nhiệm vụ thường ngày như sắp xếp giá sách.

Trong mọi trường hợp, công việc nội bộ có lợi thế lớn so với công việc thông thường. Sinh viên được đi làm bao nhiêu ngày trong năm tùy thích mà không lo vi phạm quy định về thời gian làm việc. Chỉ cần nhớ thông báo cho Ausländerbehörde địa phương nếu bạn nhận công việc ở trường đại học.

4. Lưu ý về các quy định của Đức khi nhận công việc dành cho sinh viên

Một lưu ý liên quan, nếu bạn chọn làm việc cho các nhà hàng hoặc công ty địa phương, bạn sẽ cần đảm bảo rằng bạn không làm việc quá nhiều ngày trong năm. Theo luật pháp Đức, sinh viên ngoài EU có thể làm việc 240 nửa ngày hoặc 120 ngày trong năm - và không được nhiều hơn.

Và đừng bị cám dỗ bởi những công việc nhỏ trực tuyến đòi hỏi người lao động phải đảm nhận vị trí làm việc tự do. Sinh viên ngoài EU không được phép nhận công việc tự do, vì vậy hãy tránh những công việc đó nếu có thể.

Cuối cùng, hãy kiểm tra mức thu nhập của bạn. Đối với nhân viên là sinh viên bán thời gian thì không gặp vấn đề gì, nhưng du khách không thuộc EU có thể kiếm €450 mỗi tháng miễn thuế. Nếu kiếm được trên mức đó, bạn sẽ bắt đầu phải trả những khoản thuế có thể là rất lớn đối với một số sinh viên.

5. Hãy sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn sinh viên

Lời khuyên cuối cùng của chúng tôi có thể là quan trọng nhất. Các nhà tuyển dụng Đức thích tổ chức các cuộc phỏng vấn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, vì vậy ứng viên sẽ cần thể hiện bản thân tốt và đáp ứng được kỳ vọng của các vị sếp tiềm năng.

Một số quy tắc chung cũng cần được lưu ý. Hiển nhiên, đó là ăn mặc trang nhã, lịch sự. Đây là điều bắt buộc. Cố gắng tránh sử dụng ngôn ngữ chỉ trích hoặc đưa ra quá nhiều nhận xét nhẹ nhàng - chỉ bám sát vào yêu cầu công việc và thành tích của bạn. Hãy tự tin trình bày về những kinh nghiệm làm việc và bằng cấp giúp bạn trở thành ứng viên phù hợp cho vị trí công việc và đừng nói nhiều hơn mức cần thiết. Trả lời các câu hỏi một cách trực tiếp và thân thiện, như vậy là ổn.

Hãy ghi nhớ những điều đó và bạn chắc chắn sẽ tìm được công việc giúp trang trải phần nào học phí và đạt được điểm số xứng đáng.


 

This might also be of interest to you

Expatrio in Dialogue with H.E. Jadranka Winbow

Expatrio in Dialogue with H.E. Jadranka Winbow

We spoke with H.E. Jadranka Winbow, Ambassador of Bosnia and Herzegovina (BiH) to Germany about study cooperation between both countries. For the...

Celebrating pride in Germany

Celebrating pride in Germany

Happy CSD (Christopher Street Day) from Berlin! On the 24th of July, 2021, in Berlin, CSD (Christopher Street Day) will be celebrated again after the...

Challenges of securing a German student visa

Challenges of securing a German student visa

The covid-19 pandemic increased the visa waiting period in most countries. Find out more about international students' experiences regarding the...

Expatrio in Dialogue with H.E. Dr. Mustapha Adib

Expatrio in Dialogue with H.E. Dr. Mustapha Adib

In the sixth post of our series Expatrio in Dialogue we spoke with H.E. Dr. Mustapha Adib, Ambassador of Lebanon and Dean of the Arab Ambassadors to...

Germany remains the top study destination for international students

Germany remains the top study destination for international students

Many international students in the country have not even considered studying abroad elsewhere. As an international student in Germany, have you...

LGBTQ+ in Germany [History, Rights, Marriage]

LGBTQ+ in Germany [History, Rights, Marriage]

Germany is a country with a rich history of LGBTQ+ rights and culture. From the early days of the Weimar Republic to today, Germany has been at the...

Expatrio in Dialogue with H.E. Rogelio Granguillhome

Expatrio in Dialogue with H.E. Rogelio Granguillhome

In the seventh post of our series Expatrio in Dialogue we spoke with H.E. Rogelio Granguillhome, Ambassador of Mexico to Germany, about cooperation...

Welcome to DeGiS

Welcome to DeGiS

DeGiS is the largest network for international students with Expatrio being its founding partner. For the German version, please see below. For sure...

The shortage of skilled workers in Germany and the role third countries play in addressing this issue

The shortage of skilled workers in Germany and the role third countries play in addressing this issue

The German labor market calls for numbers of non-EU workers to continue growing According to the Director of the Institute for Employment Research...